Giải đáp tất cả các thắc mắc của chị em về ĐỘN CẰM

Độn cằm là một phương pháp làm đẹp được các chị em lựa chọn rất nhiều từ xưa tới nay, thế nhưng càng ngày càng có nhiều biến chứng nguy hiểm do độn cằm gây ra. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từng khía cạnh, vấn đề liên quan tới việc độn cằm.

don-cam

Độn cằm đến nay vẫn là hình thức làm đẹp phổ biến.

Chuyên gia thẩm mỹ giải đáp các thắc mắc về Độn Cằm

Độn cằm giá bao nhiêu tiền?

Chi phí để thực hiện độn cằm phụ thuộc rất nhiều vào hình thức, cũng như là chất liệu độn cằm. Ngoài ra thì những cơ sở thẩm mỹ khác nhau cũng có một mức giá khác nhau, các bạn có thể tham khảo bảng giá độn cằm trung bình, được tổng hợp từ nhiều cơ sở thẩm mỹ khác nhau dưới đây.

Hình thức độn cằm Chi phí (vnđ)
Độn cằm bằng sụn sinh học 25.000.000
Thu gọn cằm to 30.000.000
Làm ngắn cằm dài 50.000.000
Độn cằm bằng silicon 25.000.000
Độn cằm bằng sụn tự thân 45.000.000
Độn cằm Hàn Quốc 14.000.000
Độn cằm bằng sụn đặc biệt 23.000.000
Sửa cằm đã độn  28.000.000

Độn cằm có được vĩnh viễn không?

Độn cằm có vĩnh viễn không sẽ phụ thuộc vào chất liệu sử dụng để độn cằm, và với sụn tự thân thì tác dụng độn cằm mang lại là vĩnh viễn. Với những chất liệu độn cằm khác thì mặc dù thời gian không được vĩnh viễn những cũng rất lâu dài, chúng không chỉ phụ thuộc vào chất liệu độn mà còn phụ thuộc vào cả tay nghề của y bác sĩ thực hiện phẫu thuật cũng như là mức độ tương thích của cơ thể khách hàng đối với chất liệu độn cằm nữa.

Có nên độn cằm không?

Nếu như có khả năng về kinh tế, cũng như là tùy thuộc vào mức độ yêu cầu làm đẹp của bản thân bạn nên tự quyết định có nên độn cằm hay không. Nếu như bạn lo ngại về sự an toàn của độn cằm thì hãy yên tâm rằng độn cằm là một phương pháp làm đẹp hiệu quả, an toàn, bởi vậy nên độn cằm đã từng là một xu hướng cực hot, cũng như là được nhà nước cho phép.

don-cam-co-nguy-hiem-khong

Độn cằm là hình thức làm đẹp an toàn.

Độn cằm có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên thì độn cằm hết sức an toàn, mặc dù là một hình thức phẫu thuật liên quan tới cấu trúc cơ thể, thế nhưng bằng việc trang thiết bị, máy móc, sự phát triển của y học cũng như là tay nghề của y bác sĩ, việc độn cằm vẫn đang được nhiều người ưa chuộng cũng như là tin dùng, thậm chí là có những khách hàng thực hiện độn cằm nhiều lần. Nếu như bạn thường xuyên theo dõi tin tức, thì bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều người nổi tiếng thực hiện độn cằm.

Video mô phỏng quy trình độn cằm

Độn cằm có biến chứng, ảnh hưởng gì không?

Mặc dù nói là việc độn cằm hết sức an toàn và không có chút nguy hiểm nào, thế nhưng trên thực tế cũng có không ít những ca phẫu thuật độn cằm đem lại kết quả không được như mong muốn, thậm chí là khiến cho bộ phận này bị hỏng, nguyên nhân là bởi khách hàng đã lựa chọn phải các cơ sở làm đẹp thẩm mỹ không uy tín, những cơ sở trôi nổi, từ đó gặp phải những biến chứng như:

  • Vùng cằm bị bầm tím, tụ máu.
  • Vùng cằm, vùng phẫu thuật bị nhiễm trùng
  • Vùng cằm bị để lại sẹo
  • Các dây thần kinh và cơ ở vùng cằm bị tổn thương
  • Khuôn mặt bị mất đi sự hài hòa, cân đối
  • Vùng cằm bị hoại tử

=> Xem thêm các địa chỉ độn cằm uy tín tại đây.

Độn cằm bao lâu hết sưng?

Độn cằm bao lâu hết sưng sẽ phụ thuộc vào hình thức độn cằm có phẫu thuật hay không phẫu thuật. Đối với độn cằm không phẫu thuật thì chỉ ngay sau 2 ngày, thậm chí chỉ 1 ngày là vùng cằm độn đã hết sưng. Thế nhưng với độn cằm sử dụng chất liệu độn cằm (độn cằm phẫu thuật) thì trung bình khoảng 5 ngày vết sứng mới có thể biến mất được.

don-cam-bao-lau-het-sung

Độn cằm có phẫu thuật sẽ hết sưng sau 5-6 ngày.

Độn cằm kiêng ăn gì?

Sau khi độn cằm, vẫn có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả, thực phẩm chính là một trong số những yếu tố đó. Để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc, hãy kiêng một số thực phẩm sau đây.

  • Kiêng những thực phẩm có thể khiến cho vết thương lâu lành như thì bò, thịt gà…
  • Kiêng những thực phẩm có thể khiến cho vết thương trở thành sẹo như rau muống, đồ nếp…
  • Kiêng những thực phẩm có thể khiến cho cơ thể bị dị ứng như tôm, cua, cá, hải sản…
  • Kiêng những thực phẩm có hại cho cơ thể như thuốc lá, cafe, rượu bia, chất kích thích…

Độn cằm có đau không?

Độn cằm có đau không có lẽ là điều được nhiều người quan tâm nhất. Theo cả lý thuyết lẫn thực tế thì độn cằm không hề gây đau đớn cho khách hàng hay bệnh nhân, bởi trước đó thì các bác sĩ đã thực hiện gây tê ở vùng cằm. Nếu như trong quá trình khâu vết mổ mà thuốc tê hết tác dụng, khách hàng cũng chỉ hơi cảm thấy nhức không đáng kể mà thôi.

Hình ảnh trước sau khi độn cằm

Dưới đây là một vài hình ảnh trước và sau khi độn cằm của khách hàng.

anh-truoc-sau-khi-don-cam

anh-truoc-sau-khi-don-cama

anh-truoc-sau-khi-don-camb

anh-truoc-sau-khi-don-camc

Hình ảnh trước sau khi độn cằm

Nên lựa chọn chất liệu độn cằm nào?

Như các bạn đã biết, chất liệu độn cằm sẽ quyết định được thời gian hiệu quả của việc độn cằm. Có hai loại chất liệu độn cằm được sử dụng phổ biến đó chính là sụn nhân tạo (silicon) và sụn tự thân.

Độn cằm bằng sụn nhân tạo

Ưu điểm: Phương pháp độn cằm sử dụng sụn nhân tạo có giá thành rẻ hơn sụn tự thân, có tính mềm dẻo cao, có thể dễ dàng tạo hình như ý muốn.

Nhược điểm: Hiệu quả không được vĩnh viễn mà chỉ kéo dài một thời gian nhất định, ngoài ra thì độ tương thích đối với cơ thể của sụn nhân tạo không được như sụn tự thân.

Độn cằm bằng sụn tự thân

Ưu điểm: Có khả năng thích ứng với cơ thể cao, không bị bài trừ, bài xích, không gây ra phản ứng ngoài ý muốn, độ an toàn cao vì là sụn của chính bản thân mình, thời gian hiệu quả của độn cằm cũng sẽ kéo dài vĩnh viễn.

Nhược điểm: Có chi phí thực hiện rất là cao, thậm chí là gấp đôi so với sử dụng sụn nhân tạo.

uu-diem-khi-don-cam-vline

Mỗi loại sụn có ưu – nhược điểm khác nhau.

Cách chăm sóc sau độn cằm

Chăm sóc cằm sau khi độn rất quan trọng, hãy tuân thủ một số lưu ý, hướng dẫn sau để tránh gặp phải các trường hợp không mong muốn.

  • Không gãi, cọ, chạm mạnh vào vùng cằm phẫu thuật.
  • Không hoạt động mạnh ở vùng miệng như cười, há miệng quá to…
  • Mang đai định hình cằm ngay sau khi phẫu thuật.
  • Thực hiện kiêng các loại thực phẩm đã nêu ở trên để có dáng cằm như mong muốn.
  • Sử dụng thuốc và tuân theo các lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ.

Với những thông tin trên đây, các bạn cũng đã nắm được những kiến thức cơ bản về độn cằm, nếu như thắc mắc của bạn không có trong bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được lời giải đáp cụ thể. Hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè, người thân nếu như những thông tin trên đây thực sự có ích với bạn. Xin cám ơn.

Để Lại Ý Kiến