Bệnh Viêm Tai Giữa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh viêm tai giữa là một trong những căn bệnh thường gặp, xuất hiện cả ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này dẫn đến điều trị sai cách cũng như để bệnh chuyển biến nặng hơn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh Viêm Tai Giữa Là Gì?

Theo các chuyên gia tai, mũi, họng thì bệnh viêm tai giữa nằm trong nhóm những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, nó còn được gọi là nhiễm trùng tai. Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 13% số dân mắc phải căn bệnh này, trong đó có hơn 80% là trẻ em dưới 6 tuổi. Căn bệnh này ở một số trường hợp sẽ không cần uống thuốc và sẽ tự khỏi nhưng nếu thấy cơn đau nhức vùng tai kéo dài từ 2 ngày trở lên và kèo theo sốt thì cần đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

benh-viem-tai-giua

Viêm tai giữa nằm trong nhóm những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp

Nguyên Nhân

Nguyên nhân viêm tai giữa có thể bắt nguồn do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus vùng tai giữa gây ra, chúng hoạt động phía sau màng nhĩ dẫn đến viêm nhiễm ứ đọng, làm tích tụ các chất dịch mủ trong tai, khiến màng nhĩ phình lớn gây đau nhức, khó chịu.

Ngoài ra, bệnh viêm tai giữa cũng thường xuất hiện ở những người bị viêm xoang, viêm đường hô hấp hoặc những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày.

Viêm tai giữa ở trẻ em

– Có thể hình thành khi trẻ nằm bú bình, sữa tràn vào ống thính giác gây viêm nhiễm
– Do niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm gây tiết dịch, làm ứ đọng nhiều gây viêm tai.
– Ngoài ra, khi cho trẻ đi bơi nếu không bảo vệ tai cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng giữa tai, gây viêm nhiễm.

Viêm tai giữa ở người lớn

– Do bị viêm tai từ nhỏ không chữa trị dứt điểm gây viêm tai mãn tính.
– Bị các vật cứng nhọn đâm vào tai gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm.
– Bị biến chứng từ các bệnh như viêm mũi, viêm xoang.

Triệu Chứng Và Biểu Hiện

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm tai giữa bởi những bộ phận trên cơ thể lúc này chưa phát triển toàn diện. Theo các chuyên gia, trẻ từ 2 – 4 tuổi có vòi ot-tat ngắn và nằm ngang so với người trưởng thành khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. Bởi vậy, chúng tôi sẽ đề cập những triệu chứng viêm tai giữa cơ bản nhất để cha mẹ sớm nhận biết và có phương hướng điều trị nhanh chóng.

benh-viem-tai-giuab

Viêm tai giữa ở trẻ em thường chiếm tỉ lệ cao

Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

  • Trẻ có biểu hiện sốt cao khoảng 39 – 40 độ, quấy khóc, kém ăn, nôn trớ, thậm chí xuất hiện tình trạng co giật…
  • Một số trường hợp có biểu hiện buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, sổ mũi hay nghẹt mũi.
  • Do trẻ quá nhỏ không thể nói cho cha mẹ, Vì thế, bạn cần để ý khi bé quấy khóc nhiều, có những biểu hiện kéo tai, giật tai để nhận biết dễ dàng hơn.
  • Trẻ gặp vấn đề về đường tiêu hóa, đi phân lỏng nhiều lần, kèm theo triệu chứng sốt cao.

Biểu hiện viêm tai giữa ở người lớn

Với người lớn, bạn có thể dễ dàng nhận biết biểu hiện của bệnh thông qua những dấu hiệu sau:

benh-viem-tai-giuac

Viêm tai giữa xuất hiện ở người lớn có thể nhận biết qua cơn đau nhức thường xuyên ở tai

  • Tai đau nhức, khó chịu
  • Xuất hiện nước lỏng chảy ra từ trong tai
  • Thính giác giảm sút, không nghe rõ
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết chắc chắn khi soi mũi thấy tình trạng sưng nề ở niêm mạc mũi. Xuất hiện dịch viêm trong hốc mũi, vòm họng.

Biến Chứng

Mặc dù, bệnh viêm tai giữa có thể điều trị dứt điểm nhưng nếu không có phương hướng khắc phục sớm, bạn có thể đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể vấn đề này ngay sau đây.

Áp-xe

Áp-xe tai là quá trình viêm nhiễm có thể đẩy cao hơn khi dịch mủ tích tụ thành khối u. Nó cũng có thể tự lành tuy nhiên trong một số trường hợp bạn cần có sự can thiệp của bác sĩ.

Ống tai bị hẹp

Trường hợp viêm tai giữa lâu ngày, lớp màng nhĩ trở nên dày và khô, khiến ống tai bị thu hẹp, ảnh hưởng đến thính lực, thậm chí gây điếc tai.

Thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng

Vi khuẩn từ ổ viêm dễ lây sang màng nhĩ, tạo thành ổ mủ phát triển ở tai trong khiến màng nhĩ bị tổn thương và bị thủng.

Phương pháp điều trị

Phương pháp dân gian

Muốn điều trị viêm tai giữa, bạn có thể dùng ngũ bội tử và phèn chua đun để tạo hỗn hợp xốp sau đó thổi thuốc vào tai hoặc giã lá bưởi tươi lấy nước nhỏ 2 lần/ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và có kết quả sớm, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tích cực.

Phương pháp tây y

Bạn có thể sử dụng thuốc trị viêm tai giữa kháng sinh amoxicillin, cephalosporine, kháng histamine tổng hợp, steroid. Tuy nhiên, bạn cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn để tránh những tác hại không mong muốn xảy ra.

benh-viem-tai-giuad

Nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Cách Phòng Ngừa

Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng nên có các biện pháp phòng ngừa cho bản thân và những thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số cách ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa được các bác sĩ khuyên dùng:

  • Tránh xa môi trường có quá nhiều khói thuốc.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh viêm tai giữa.
  • Hạn chế tối đa không để nước vào tai đặc biệt là nguồn nước bẩn. Tránh bơi ở ao, hồ, sông, suối không hợp vệ sinh, chứa nhiều chất thải.
  • Vệ sinh tai cẩn thận, tránh làm tổn thương niêm mạc, hạn chế vi khuẩn phát triển hoặc thủng màng nhĩ, ….
  • Giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.
  • Khi mắc phải bệnh về tai, mũi, họng bạn cần phải có ngay biện pháp chữa trị kịp thời để tránh bị biến chứng.

Trên đây là những chia sẻ và tổng hợp về kiến thức cơ bản của bệnh viêm tai giữa cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Mong rằng, chúng sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chăm sóc sức khỏe thật tốt.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi chưa có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

Để Lại Ý Kiến