Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Hiểu đúng về bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp phòng ngừa đúng đắn, giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm về sau.

Theo thống kê, tại Việt Nam tỉ lệ người bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm chiếm tới 17% trên tổng số người trưởng thành. Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến trong nhóm bệnh lý về cột sống tuy nhiên không phải ai cũng biết thoát vị đĩa đệm là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để từ đó, giúp bạn tìm đúng phương pháp điều trị hiệu quả.

benh-thoat-vi-dia-dem

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở vùng đốt sống vị lệch khỏi vị trí bam đầu

1. Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì?

Hiểu một cách đơn giản, thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đêm ở giữa các đốt sống bị ép lồi hoặc lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép tủy sống hoặc nhánh dây thần kinh. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống; nhưng đa số vị trí thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cổ,… Chúng là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau vai gáy, thắt lưng, lan xuống chân (đau thần kinh tọa) hoặc tê tay.

2. Nguyên Nhân

Nhiệm vụ chính của đĩa đệm như bộ phận giảm xóc, hỗ trợ cột sống có thể linh hoạt chuyển động nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, các tác động ngoại cảnh (tai nạn, lao động nặng) hoặc vấn đề xuất phát từ chính cơ thể người (tuổi tác, trọng lượng cơ thể) rất dễ dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm.

benh-thoat-vi-dia-dema

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, điển hình như:

a. Chấn thương cột sống

Thường gặp ở những người lao động nặng, quá sức, bê vác, nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp hoặc đột ngột chuyển dáng (ngồi, cúi, xoay, vặn mình…) làm đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường.

b. Tuổi tác

Thông thường, những người ở độ tuổi ngoài 30 – 60 đều có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Đây là thời kỳ cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa mạnh mẽ, đĩa đệm bị mất dần nước, giảm tiết dịch nhờn và trở nên khô. Điều này khiến vòng bao xơ bên ngoài nhân nhầy dần thoái hóa và có xu hướng phình đại và vỡ ra; tăng áp lực lên cột sống dẫn tới thoát vị đĩa đệm.

c. Bệnh lý về cột sống

Bệnh lý về cột sống cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Một số người bị thoái hóa cột sống, gai đốt cột sống, gù vẹo cột sống… dễ đối mặt với nguy cơ thoát vị đĩa đệm hơn những người sức khỏe bình thường.

d. Béo phì

Cơ thể dư thừa nhiều mỡ thừa làm trọng lượng tăng lên, khiến cột sống chịu áp lực lớn, dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân ngoại cảnh như tai nạn dẫn tới chấn thương cột sống, ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng, lạm dụng chất kích thích hoặc yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con cái cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.

3. Triệu Chứng và Dấu Hiệu 

Nếu bạn thấy cơ thể bất ổn dưới đây, nên tới ngay phòng khám để được điều trị kịp thời vì rất có thể đó là triệu chứng thoát vị đĩa đệm:

benh-thoat-vi-dia-demb

Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống người bệnh

  • Cơ thể luôn trong trạng thái bồn chồn, chân tay thường xuyên động đậy kể cả khi ngủ.
  • Cơn đau xuất phát từ vùng bị thoát vị đĩa đệm: Có thể xuất hiện từ vùng lưng, lan sang cánh tay, mông, chân chạy dọc dây thần kinh gây ra bất tiện trong sinh hoạt, người bệnh thường xuyên đứng ngồi không yên.
  • Cơn đau kéo dài liên tục nhưng theo từng đợt, gia tăng tần xuất đau hơn khi vận động.
  • Xuất hiện những cơn đau dây thần kinh liên sườn, đau tăng hơn khi nằm nghiêng, ho hay đại tiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn tê cứng cột sống vùng lưng, mất cảm giác từng vùng như bàn chân, mông… Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị liệt.
  • Trường hợp thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau cổ, vai gáy xuất hiện với tần suất liên tục. Người bệnh cảm thấy tê mỏi, mất cảm giác bàn tay, cổ tay… Tình trạng nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới cơ từng vùng và cử động kém hơn do thị lực bị ảnh hưởng.

Tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái mệt mỏi, ăn ngủ không yên giấc, chất lượng cuộc sống và công việc giảm sút. Tuyệt đối không nên chủ quan bởi những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra rất nguy hiểm: Tủy sống và dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng, đau rễ dây thần kinh phản ánh, teo cơ, mất cảm giác khi đi vệ sinh hoặc thậm chí tàn phế suốt đời.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ có kinh nghiệm để thăm khám nhằm tìm ra cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm khoa học và an toàn nhất.

4. Phương Pháp Điều Trị 

benh-thoat-vi-dia-demc

Nên thăm khám với bác sĩ chuyên môn giỏi để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp

Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào là đúng và đem lại kết quả cao? Theo lý giải của chuyên gia, các phương pháp áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế bao gồm:

a. Sử dụng thuốc Tây y

Nhằm kiểm soát những cơn đau. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, khám viêm tại chỗ như acetaminophen, ibuprofen, aspirin, paracetamol, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B…

b. Can thiệp ngoại khoa

Các phương pháp can thiệp ngoại khoa thường được đánh giá cao là làm giãn và nắn chỉnh cột sống. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dùng steroid để tiêm ngoài màng cứng, giúp giảm kích thích bất lợi vào dây thần kinh.

c. Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng hơn, việc điều trị ngoại khoa không mang lại hiệu quả cao, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nên phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng vết mổ nếu không vệ sinh và kiêng khem đúng cách.

d. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hoặc kết hợp máy trị liệu. Phương pháp này khá đơn giản và thích hợp với người mới bị bệnh. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể dùng kèm thuốc và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

5. Cách Phòng Ngừa

benh-thoat-vi-dia-demd

Thường xuyên tập luyện vận động thể dục thể thao và xây dựng lối sống khoa học

Nguyên tắc “bất di bất dịch” để bảo vệ các đốt sống lưng toàn diện và khỏe mạnh nhất nằm ở thói quen sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Nếu bạn muốn chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất, hãy đảm bảo tuân thủ đúng những điều sau:

  • Nằm, ngồi hoặc đứng đúng tư thế khoa học.
  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, thực hiện lao động vừa với sức của mình.
  • Tránh mang vác những đồ vật quá nặng hoặc cồng kềnh.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia…
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, yoga… nhằm tăng cường sự dẻo dai linh hoạt cho xương khớp.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng về căt bệnh thoát vị đĩa đệm để có cách điều trị cũng như cách phòng ngừa tốt nhất cho sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi chưa có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

Để Lại Ý Kiến